Là cha mẹ, chúng ta đều mong muốn sẽ mang đến những điều tốt nhất cho đứa con của mình. Ba mẹ thông minh cũng luôn biết cách chọn lựa đồ chơi giáo dục phù hợp theo từng độ tuổi của con.
Hãy cùng metrainghiem tìm hiểu các tiêu chí cần lưu ý khi chọn đồ chơi giáo dục cho bé và những lợi ích mà chúng mang lại cho sự phát triển của bé trong bài viết này.
1. Đồ chơi giáo dục cho bé là gì?
Đồ chơi giáo dục cho bé hay còn gọi là đồ chơi thông minh, là những loại đồ chơi được thiết kế để giúp các bé chơi mà học, học mà chơi.
Đây là những loại đồ chơi được thiết kế để giúp trẻ phát triển tư duy, khả năng logic, khả năng giải quyết vấn đề và phát triển nhiều kỹ năng khác như: kỹ năng vận động tinh, kỹ năng xã hội, tăng khả năng phản xạ, tăng óc thẩm mỹ và khả năng sáng tạo cho trẻ,…
Đồ chơi giáo dục còn được gọi bằng những cái tên khác như: đồ chơi giáo trí, đồ chơi giáo cụ, học liệu cho bé, vv…
2. Những kỹ năng sẽ phát triển khi bé sử dụng đồ chơi giáo dục
- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề: Đồ chơi giáo dục cho bé có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy bằng cách khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Ví dụ như những trò chơi ghép hình, xếp chồng, lắp ráp, vẽ tranh, trò chơi logic và thử thách trí tuệ…
- Phát triển khả năng ngôn ngữ, kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp: Những loại đồ chơi giáo dục như sách ehon, sách lật mở tương tác, sách vải, những món đồ chơi cần hoạt động đội nhóm, sẽ giúp các bé được trau dồi khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.
- Phát triển kỹ năng vận động, phát triển thể chất: Đồ chơi giáo dục cho bé giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động toàn diện, bao gồm kỹ năng cơ bản như vận động toàn thân, tay chân mắt, khéo léo và phản xạ. Ví dụ như xe đẩy, bóng, nhảy dây, kéo co, chạy đua và những trò chơi thể thao khác
- Giúp trẻ phát triển kỹ năng tương tác xã hội và lãnh đạo: Đồ chơi giáo dục cho bé giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc bằng cách khuyến khích trẻ học cách chơi với những người khác thông qua thỏa hiệp, chia sẻ và giải quyết xung đột. Ví dụ như trò chơi hợp tác, chia sẻ, lắng nghe, đặt tình huống và giải quyết xung đột.
- Khuyến khích phát triển kỹ năng thị giác và khả năng sáng tạo của trẻ qua việc sử dụng đồ chơi giáo dục có tính tương tác cao.
3. Các loại đồ chơi giáo dục phổ biến cho trẻ
Các loại đồ chơi giáo dục cho bé phổ biến thường thấy trên thị trường hiện nay:
- Đồ chơi xếp hình, ghép hình, lắp ráp.
- Đồ chơi vận động, thể thao.
- Đồ chơi lập trình, robot.
- Đồ chơi giáo dục tiếng Anh.
- Đồ chơi giáo dục khoa học, thiên văn học.
- Đồ chơi giáo dục âm nhạc.
Việc trao món đồ chơi giáo dục cho bé và dành thời gian chơi cùng con sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng toàn diện hơn, và đồng thời cũng giúp cho việc học tập trở nên thú vị hơn. Tùy vào tình hình tài chính và nhu cầu của mình mà ba mẹ có thể lựa chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi và nhu cầu phát triển của con nhé.
THAM KHẢO THÊM: 7 món đồ chơi giáo dục cho bé 1 tuổi
4. Kinh nghiệm lựa chọn đồ chơi giáo dục cho bé
Ba mẹ cần lưu ý những tiêu chí sau để lựa chọn món đồ chơi giáo dục thông minh phù hợp cho con trẻ:
- Chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi của bé
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, các bé cần sử dụng và làm quen với mỗi món đồ chơi khác nhau. Không nên đưa cho trẻ một món đồ chơi quá đơn giản hoặc quá phức tạp so với độ tuổi. Bé sẽ phát huy tối đa khả năng của mình cũng như tận dụng hết hiệu quả mà món đồ chơi giáo dục mang lại nếu món đồ ấy thực sự phù hợp với bé. - Chọn đồ chơi thông minh có tính tương tác cao cho trẻ
Chúng ta nên chọn món đồ chơi có tính tương tác hợp lý. Một phần là để khuyến khích sự tò mò và sáng tạo của bé, phần nữa là để ba mẹ có thời gian ngồi cạnh và chơi cùng con, tăng thêm tình cảm và sự gắn gia đình. - Lưu ý đến chất lượng và tính an toàn của đồ chơi
Ngày nay thị trường đồ chơi cho bé rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh việc quan tâm xem món đồ chơi đó có phù hợp với sự phát triển cho trẻ hay không, ba mẹ cũng cần phải quan tâm đến chất lượng và tính an toàn của món đồ chơi.
Tránh đưa cho con những món đồ được làm từ chất liệu không an toàn hoặc được nhập lậu bừa bãi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Nên chọn đồ chơi có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định an toàn, có hướng dẫn sử dụng cũng như có học liệu đi kèm. - Phù hợp với mục đích giáo dục của gia đình
Tùy vào mục đích giáo dục và môi trường sống của mỗi gia đình mà ba mẹ có thể linh động lựa chọn những món đồ chơi khác nhau. Không nên quá cứng nhắc hoặc so sánh với các gia đình khác để tránh tạo áp lực cho bé.
5. Những sai lầm phổ biến khi chọn đồ chơi giáo dục cho bé và cách tránh để con phát triển tốt nhất
Những sai lầm phổ biến khi chọn đồ chơi giáo dục cho bé bao gồm:
- Chọn đồ chơi quá đơn giản hoặc quá phức tạp so với độ tuổi của trẻ.
- Chọn đồ chơi không phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ.
- Quá chú trọng đến giá thành của đồ chơi mà bỏ qua chất lượng và tính an toàn.
- Mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ mà không có kế hoạch sử dụng cụ thể.
Để tránh những sai lầm này, ba mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi mua đồ chơi giáo dục cho bé. Ba mẹ cần ưu ý đến độ tuổi, sở thích và nhu cầu phát triển của trẻ. Nên chọn đồ chơi thông minh có tính tương tác cao và được kiểm định an toàn để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng.
6. Giới hạn thời gian chơi đồ chơi giáo dục cho bé: Điều gì cần lưu ý?
Cũng như các hoạt động khác, việc sử dụng đồ chơi giáo dục thông minh cũng cần ba mẹ lưu tâm để phân bổ thời gian cho con. Thông thường, khoảng 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày là thời gian phù hợp để bé chơi đồ chơi giáo dục.
Ba mẹ cần đảm bảo bé có đủ thời gian và không gian để khám phá đồ chơi giáo dục mà không bị phân tâm, cũng như không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ và các hoạt động khác của bé.
Ngoài ra, cần lưu ý đừng để bé chơi quá lâu hoặc quá sớm vào buổi tối để giúp bé có giấc ngủ chất lượng và đủ giấc hơn.
7. Cách ba mẹ tạo sự hứng thú và khám phá với đồ chơi giáo dục cho bé
Đồ chơi giáo dục thông minh không phải là dạng đồ chơi ba mẹ chỉ cần mua về đưa cho trẻ chơi là xong. Đây là món đồ cần chúng ta dành nhiều thời gian để tương tác với con, để hướng dẫn con, và để khơi gợi cũng như tạo hứng thú cho con chơi chúng.
Khi mới đưa cho bé món đồ chơi, ba mẹ nên giới thiệu món đồ chơi cho bé. Dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu cách chơi, hoặc tìm đọc những học liệu đi kèm (sách hướng dẫn cách chơi món đồ chơi giáo dục ấy), để có thể hướng dẫn cho bé cách sử dụng đồ chơi giáo dục.
Khi con cảm thấy nhàm chán vì không được thỏa mãn khả năng khám phá với món đồ chơi mới, ba mẹ không nên chê bai con, hoặc chê trách món đồ chơi ấy. Hãy bình tĩnh ngồi lắng nghe con, dành thời gian nhiều hơn cho trẻ, để có thể cùng con tìm hiểu và cùng chơi với con.
Đoạn kết:
Đồ chơi giáo dục cho bé thực sự là một phương tiện hữu ích giúp trẻ phát triển tư duy và kỹ năng. Việc đưa cho con một món đồ chơi phù hợp theo từng độ tuổi sẽ giúp con bạn phát huy tối đa khả năng của mình.
Để chọn được món đồ chơi giáo dục phù hợp và hiệu quả cho bé, các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ.