10 cách phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mầm non

phat-trien-kha-nang-sang-tao-cho-tre

Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ là một trong những nhiệm vụ ba mẹ nên chú trọng trong giai đoạn từ 0-6 tuổi. Những năm tháng đầu đời là tiền đề để trẻ có thể bay cao, bay xa hơn trong tương lai. Hãy cùng metrainghiem tìm hiểu về những cách kích thích tư duy sáng tạo của bé qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tư duy sáng tạo là gì? Tầm quan trọng của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ?

1.1. Tư duy sáng tạo là gì?

Tư duy sáng tạo của trẻ là khả năng trẻ tư duy và sáng tạo trong việc tưởng tượng, khám phá và tạo ra những ý tưởng mới. Đây là khả năng tự nhiên của mỗi đứa trẻ. Là năng lực thể hiện bản thân, thông qua việc tìm tòi và nghĩ ra những cách tiếp cận mới lạ, hay ho và độc đáo.

Tư duy sáng tạo của trẻ nhỏ không bị ràng buộc bởi các quy tắc và quan điểm truyền thống. Khả năng này thường phản ánh qua sự tò mò, quan sát và khả năng kết hợp thông tin từ các nguồn khác nhau để tạo ra ý tưởng mới.

phat-trien-kha-nang-sang-tao-cho-tre-3

Trẻ có khả năng nhìn thấy một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, có thể sử dụng trí tưởng tượng phong phú của mình để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, câu chuyện, trò chơi, hoặc làm một món đồ gì đó mà trẻ thích.

Để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, ba mẹ cần tạo ra môi trường thuận lợi cho trẻ phát huy khả năng tưởng tượng và khám phá của mình. Chẳng hạn như: Cho trẻ tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, thể thao, xã hội và khoa học. Cho trẻ đi ra ngoài nhiều hơn và khuyến khích trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh,…

Tư duy sáng tạo của trẻ là một khả năng quý giá và cần được khuyến khích và phát triển để giúp trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai.

1.2. Tầm quan trọng của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ?

Việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ là rất quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ em. Dưới đây là một số tầm quan trọng của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ:

  • Khám phá và phát triển tiềm năng: Trẻ có thể tìm ra những sáng kiến mới, giải pháp độc đáo và cách tiếp cận khác nhau mà không bị giới hạn bởi các quy tắc và giới hạn truyền thống. Điều này giúp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ khám phá và phát triển tối đa tiềm năng của mình.
  • Tư duy linh hoạt và đổi mới: Khi trẻ được khuyến khích sáng tạo, trẻ sẽ tập trung suy nghĩ, tưởng tượng và tìm kiếm cách giải quyết khác nhau cho những vấn đề phức tạp. Điều này giúp cho tư duy của trẻ linh hoạt hơn, trẻ sẽ có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi trong cuộc sống.
phat trien kha nang sang tao cho tre 5
  • Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề: Khi sáng tạo, những suy nghĩ của trẻ sẽ vượt ra khỏi giới hạn thông thường, trẻ sẽ có nhiều lựa chọn và biết thử nghiệm các phương án khác nhau cho một vấn đề. Điều này phát triển khả năng xử lý tình huống và tăng khả năng sáng tạo trong việc tìm ra các phương án mới.
  • Tăng sự tự tin: Khi trẻ được khuyến khích sáng tạo và ý tưởng của trẻ được mọi người ủng hộ, trẻ sẽ trở nên tự tin hơn và có niềm tin mạnh mẽ vào bản thân mình. Điều này giúp trẻ học cách đặt mục tiêu, tự tin thể hiện ý tưởng và tự tin đối mặt với thử thách một cách đầy sáng tạo.
  • Phát triển kỹ năng tương tác xã hội: Sáng tạo thường được thể hiện thông qua việc làm việc nhóm, giao tiếp ý tưởng và hợp tác với người khác. Qua quá trình này, trẻ sẽ biết cách lắng nghe ý kiến người khác, thể hiện quan điểm của mình, tăng kỹ năng tương tác xã hội.

Tóm lại, phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó không chỉ tạo ra nền tảng cho sự sáng tạo trong cuộc sống, mà còn cung cấp cho trẻ những kỹ năng và khả năng cần thiết để đối mặt và thích ứng với thế giới xung quanh.

2. Top 10 cách phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mầm non

2.1. Đọc sách cùng con mỗi ngày giúp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ

Đọc sách cùng con là một hoạt động thú vị và quan trọng trong việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ. Hoạt động đọc sách mang lại nhiều lợi ích như: kích thích trí tưởng tượng, mở rộng thế giới quan, phát triển khả năng ngôn ngữ,…

Ngày em bé của mình được 2 tháng, mình đã bắt đầu cho con làm quen và tiếp xúc với sách. Những bộ sách phù hợp cho bé lứa tuổi này là những bộ ehon nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, lặp đi lặp lại để con dễ dàng ghi nhớ hơn.

phat-trien-kha-nang-sang-tao-cho-tre-12

Em bé đọc sách cùng mình từ giai đoạn 2 tháng tuổi đến nay được hơn 3 tuổi, trộm vía con phát triển nhanh về mặt ngôn ngữ, khả năng kể chuyện linh hoạt, tư duy sáng tạo ngày càng được vun đắp mạnh mẽ hơn.

Hiện nay, mình vẫn tập trung phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ em bằng việc đọc sách cho con nghe mỗi tối trước khi đi ngủ. Chăm chỉ dẫn con đi nhà sách, để con được tự do lựa chọn quyển sách của riêng mình.

Link: Bộ sách ehon cho bé từ 2 tháng với nhiều chủ đề khác nhau.

2.2. Vẽ tranh và các hoạt động liên quan đến màu sắc

Từ lâu, những hoạt động liên quan đến màu sắc, tranh vẽ, những trò chơi nghệ thuật, đã được xem là một trong những hoạt động quan trọng giúp kích thích và phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ. Vẽ tranh, tô màu, tô tượng, tô tranh cát,… đều là những hoạt động kích thích não bộ phát triển.

phat trien kha nang sang tao cho tre 6

Các em bé sẽ dùng màu sắc để thể hiện thế giới quan của mình. Bé có thể vẽ mặt trời màu tím, những cành cây màu xanh da trời, hoặc tô chú mèo màu xanh lá cây,… Bạn có thể thấy quan điểm màu sắc của bé khác với suy nghĩ thông thường của chúng ta, nhưng hãy cứ để yên cho sự sáng tạo của bé phát triển. Đây mới chính là lúc tư duy của trẻ được kích thích, trí thông minh sáng tạo của trẻ được bồi dưỡng.

Đừng can thiệp mà hãy tạo thêm không gian cho con trẻ được thoải mái tô vẽ theo sở thích ba mẹ nhé.

2.3. Tạo hình bằng trò chơi đất sét

Đất sét hoặc nhào bột là một trong những bộ môn thúc đẩy sự sáng tạo mạnh mẽ nhất ở trẻ.

Từ những miếng đất sét với những màu sắc cơ bản, trẻ có thể tạo hình thành những con vật, món đồ, hình khối mà trẻ thích. Một số em bé như Bơ nhà mình, còn có khả năng “mix” màu để tạo ra những tông màu đậm hơn hoặc nhạt hơn theo ý muốn của bé nữa.

phat trien kha nang sang tao cho tre 4

Ngày nay trên thị trường có bán sẵn những bộ đồ chơi đất sét với những chiếc khuôn tạo hình đi kèm, ba mẹ hãy dành thời gian trong tuần để cùng chơi và khám phá với bé nhé.

Nếu không muốn mua đất sét, mẹ cũng có thể dùng bột làm bánh để đảm bảo an toàn hơn cho bé nhé. Cùng mẹ làm bánh, vừa phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, vừa được ăn luôn chiếc bánh tự mình tạo ra, hẳn là các bé sẽ thích thú lắm đây.

Bạn có thể tham khảo bộ đất sét và khuôn tạo hình tại đây.

2.4. Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ bằng đồ chơi xếp hình

Đồ chơi xếp hình từ lâu đã được xem như là món đồ chơi hỗ trợ đắc lực cho việc làm tăng khả năng sáng tạo của trẻ. Khi chơi xếp hình, trẻ phải động não, tư duy, trẻ sẽ biết cách suy nghĩ và lựa chọn cách xếp hình sao cho phù hợp.

Trẻ cần phải tưởng tượng và hình dung mọi thứ trước khi bắt đầu xếp các khối hình với nhau. Mỗi trẻ có thể tự do xây dựng, tạo ra các mô hình và những hình khối đặc biệt của riêng mình. Điều này khuyến khích trẻ phát triển tư duy không gian, khả năng tưởng tượng và khả năng sáng tạo của mình.

phat-trien-kha-nang-sang-tao-cho-tre-10

Đồ chơi xếp hình có một vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ em. Việc của ba mẹ là hãy cung cấp cho trẻ món đồ phù hợp với độ tuổi, và dành thời gian cùng trẻ khám phá món đồ chơi ấy, để phát huy hết công năng món đồ chơi, cũng như khả năng sáng tạo của trẻ nha.

Đọc thêm những bài viết khác về Đồ chơi xếp hình ở link này ba mẹ nhé.

Đồ chơi xếp hình – Sức mạnh của sự sáng tạo

Lợi ích của đồ chơi xếp hình cho trẻ 0-6 tuổi

2.5. Khám phá thiên nhiên, du lịch tới những địa điểm mới

Cho trẻ cơ hội đi du lịch, đi tới những địa điểm và môi trường mới, để trẻ học cách quan sát và khám phá thế giới xung quanh, cũng là một trong những cách phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ. Trẻ sẽ phát triển trí tưởng tượng qua việc tiếp nhận những hình ảnh và màu sắc mới, cảm nhận được văn hóa, phong cách sống, những vị khách mới và không gian xã hội tại những điểm đến mới.

phat-trien-kha-nang-sang-tao-cho-tre-11

Việc khám phá những địa điểm mới mở ra trước mắt trẻ em cơ hội để khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh. Qua việc tiếp xúc với những tình huống mới, trẻ em học cách phản ứng, đánh giá và suy nghĩ một cách linh hoạt hơn. Điều này giúp trẻ em phát triển khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và sự linh hoạt trong suy nghĩ của mình.

2.6 Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ bằng những trò chơi tưởng tượng, đóng vai

Một trong số những hoạt động làm tăng sự sáng tạo cho trẻ đó là khuyến khích trẻ tham gia vào những trò chơi có yếu tố tưởng tượng. Ba mẹ hoặc thầy cô có thể hướng dẫn trẻ chơi trò chơi đóng vai, đóng giả nhân vật hoạt hình, hoặc tập cho trẻ kể các câu chuyện.

Chúng ta có thể kích thích niềm hứng thú say mê sáng tạo của trẻ bằng cách cung cấp cho trẻ các loại trang phục, đồ chơi, phụ kiện để bé có thể đóng vai thành công, và tạo ra những nhân vật tưởng tượng trong thế giới riêng của mình.

2.7 Những hoạt động thể chất ngoài trời

Bạn có bất ngờ không khi mà việc tạo cho trẻ có nhiều không gian hoạt động và vận động ngoài trời lại là một trong những cách phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ. Khoa học đã chứng minh những em bé được gần gũi nhiều hơn với thiên nhiên, đầu óc sẽ linh hoạt, minh mẫn, nhanh nhạy hơn với những thay đổi của cuộc sống.

phat trien kha nang sang tao cho tre 9

Những hoạt động vận động chạy nhảy ngoài trời, bên cạnh những tác dụng đối với sức khoẻ của bé, còn có những lợi ích về tư duy sáng tạo và tưởng tượng. Việc vận động sẽ giúp cơ thể trẻ linh hoạt, kích thích não bộ phát triển, hỗ trợ hoàn thiện cả thể chất và tinh thần cho trẻ.

2.8 Những hoạt động thí nghiệm khoa học đơn giản

Ba mẹ có thể cùng trẻ thực hiện các thí nghiệm khoa học đơn giản như tạo bong bóng, pha màu nước, tạo bọt xà phòng, tạo cơn gió nhân tạo, hoặc tạo mô hình hệ mặt trời. Những thí nghiệm khoa học này có thể được làm tại nhà và vô cùng đơn giản, nhưng lợi ích và hiệu quả mang lại khá cao.

Nó giúp trẻ khám phá, tìm hiểu về nguyên lý và quy trình khoa học, cũng như khuyến khích tư duy sáng tạo và sự tò mò của trẻ. Bên cạnh đó, thời gian hiệu quả trẻ được ở cùng ba mẹ tăng lên, điều này cũng góp phần không nhỏ trong việc bồi đắp và phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.

2.9 Những hoạt động thủ công, handmade, cắt dán

Ba mẹ có thể giúp con mình phát triển khả năng sáng tạo bằng cách cho trẻ tham gia vào các hoạt động làm đồ thủ công (hay còn gọi là handmade) như: làm búp bê từ vải, làm những bông hoa từ giấy, làm hộp quà và các đồ trang trí trong nhà bằng những nguyên liệu dễ tìm.

phat trien kha nang sang tao cho tre 7

Những hoạt động này không những khuyến khích trẻ tư duy sáng tạo, mà còn giúp đôi tay và đôi mắt của trẻ khéo léo hơn trong việc sử dụng các vật liệu và công cụ khác nhau. Là tiền đề để trẻ phát triển đam mê học hỏi, sáng tạo, tìm tòi và khám phá thế giới sau này.

2.10 Nghe nhạc, đọc thơ, sáng tác và kể chuyện ngắn

Thêm một cách nữa để ba mẹ có thể phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, đó là tập cho trẻ biết nghe nhạc, đọc thơ hoặc khuyến khích trẻ tự sáng tác và kể chuyện minh hoạ.

Bạn có thể cùng nghe nhạc và lắc lư theo giai điệu bài hát. Bạn và con có thể cùng đọc thơ, những bài vè, bài hát thuở nhỏ của chúng ta. Hoặc bạn sẽ hướng dẫn con trẻ nhắm mắt lại và tưởng tượng mọi thứ theo câu chuyện bạn kể. Rồi tập cho bé kể lại câu chuyện đó bằng giọng kể và cách biểu đạt của con.

Với những em bé lớn hơn, ba mẹ có thể cung cấp thêm giấy, bút màu và các hình ảnh để con trẻ có thể viết và minh họa câu chuyện của mình. Nếu cần thiết, bạn có thể dùng thêm đồ chơi, gấu bông, hoặc búp bê,… để thúc đẩy trẻ kể chuyện nhé.

3. Cần lưu ý gì khi phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ

Khi phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Tạo môi trường thuận lợi: Ba mẹ hãy tạo ra một môi trường an toàn, phù hợp và khuyến khích sự sáng tạo cho trẻ. Cung cấp cho con trẻ đủ thời gian và không gian để trẻ được tự do khám phá, tưởng tượng và tạo ra những điều mới mẻ.
  • Khuyến khích sự đa dạng: Không giới hạn trẻ trong một lĩnh vực cụ thể. Hãy khuyến khích trẻ tham gia vào nhiều hoạt động sáng tạo khác nhau, chẳng hạn như vẽ tranh, xây dựng, viết truyện, âm nhạc, v.v. Điều này giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng và khám phá sự sáng tạo của mình từ nhiều góc độ khác nhau.
  • Không đánh giá quá sát sao: Tránh đánh giá quá nghiêm khắc hoặc so sánh trẻ với những người khác. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc khích lệ và đánh giá theo quá trình sáng tạo của trẻ. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự tin và không sợ thất bại khi thử nghiệm những ý tưởng mới.
phat-trien-kha-nang-sang-tao-cho-tre-2
  • Khám phá qua trải nghiệm: Không chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng, hãy tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm quá trình sáng tạo. Hỗ trợ trẻ học cách thử nghiệm, làm lỗi và tìm giải pháp. Qua việc khám phá và trải nghiệm, trẻ sẽ học được nhiều bài học quý giá và phát triển khả năng sáng tạo của mình.
  • Động viên và khích lệ: Quan tâm và động viên con trẻ khi các bé thể hiện sự sáng tạo. Khích lệ trẻ đưa ra ý tưởng mới, chia sẻ ý kiến và trải nghiệm sáng tạo. Điều này giúp trẻ cảm thấy được coi trọng và tự tin để tiếp tục khám phá, phát triển khả năng sáng tạo của mình.
  • Kết hợp giữa tự do và hướng dẫn: Cung cấp cho trẻ sự tự do để tự sáng tạo, nhưng đồng thời cũng cần hướng dẫn và hỗ trợ khi cần thiết. Giúp trẻ phát triển kỹ năng cơ bản, cung cấp các nguồn tư liệu và định hướng để giúp trẻ tăng cường khả năng sáng tạo của mình.
  • Gợi mở và tò mò: Khuyến khích trẻ giữ tinh thần tò mò, học hỏi và mở rộng sự hiểu biết của mình. Khám phá các hoạt động ngoại khóa, tham gia vào những trò chơi thú vị và khám phá thế giới xung quanh. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo và trở thành người sáng tạo trong cuộc sống.

Tóm lại, để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, ba mẹ cần tạo môi trường hỗ trợ và khuyến khích, không đánh giá quá sát sao và phải để trẻ khám phá qua trải nghiệm. Đồng thời, cần động viên và hướng dẫn trẻ, kích thích sự tò mò và mở rộng tầm nhìn, sự quan sát cũng như hiểu biết của trẻ.

Mời ba mẹ cùng đọc thêm những bài viết khác của metrainghiem về chủ đề chơi mà học ở đây nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *