07 mẹo tạo thói quen đọc sách cho trẻ đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

thoi-quen-doc-sach-cho-tre

1. Mỗi đứa trẻ đều xứng đáng có một thế giới diệu kỳ bên trong quyển sách

Có ai như mình không, mình biết rằng thói quen đọc sách cho trẻ là việc quan trọng nhưng nghĩ đó là việc dành cho các bé lớn, khi các bé đã biết đọc biết viết, nhưng sự thật thì hoàn toàn không phải vậy mọi người ạ. Thói quen đọc sách cho trẻ phải bắt đầu từ sớm!

Khi con trai đầu của mình mới 2.5 tháng tuổi, mình đã bắt đầu cho con tiếp xúc và làm quen dần với sách. Mình vô tình đọc được đâu đó một ý rằng: Bạn càng đọc sách sớm cho con, con càng thông minh và sớm có niềm say mê hứng thú với sách.

Thế là mình bắt đầu luôn. Ngay từ khi còn là embe sơ sinh, mình cho con tiếp xúc với thẻ tranh kích thích thị giác mỗi ngày. Sau đấy, khi embe được hơn 02 tháng tuổi, mình đắt đầu cho bé làm quen với bộ sách ehon nổi tiếng của Nhật.

thói quen đọc sach cho trẻ - 4

Đây là link bộ sách mà mình nói, nó rất dễ để mọi người đọc và cho em bé nhà mình làm quen với sách. Combo 10 cuốn ehon màu sắc, âm thanh, hình khối Trên thị trường có nhiều nơi bán sách không đạt chất lượng, nên ba mẹ nhớ cẩn thận chọn sách cho bé nhé.

Thói quen đọc sách cho trẻ không chỉ là một hoạt động vui chơi giải trí, mà còn là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của trẻ từ 0-6 tuổi. Việc này rất cần thiết để tạo ra thói quen đọc sách cho trẻ.

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách rèn thói quen đọc sách cho trẻ một cách hiệu quả, đồng thời cung cấp một số chiến lược và gợi ý cụ thể để bạn có thể áp dụng ngay đối với em bé nhà mình nhé.

Việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ từ khi còn nhỏ không chỉ tạo nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ mà còn giúp trẻ hình thành tình yêu với sách.

Thói quen đọc sách cho trẻ sẽ giúp trẻ không chỉ học hỏi mà còn khám phá thế giới xung quanh.

2. Tại sao nên xây dựng thói quen đọc sách cho bé từ sớm?

2.1 Sách là cánh cửa mở ra thế giới

Mỗi quyển sách mang một chủ đề khác nhau giúp trẻ khám phá những điều mới lạ. Chẳng hạn như khi tiếp xúc với sách, em bé nhà mình biết được hình vuông có hình thù như thế nào, mặt trời có màu sắc ra sao. Nhờ sách, con biết được rằng con voi to hơn con kiến, con cá biết bơi và sống dưới nước còn con chim biết bay và bay lượn trên bầu trời.

Khi lớn thêm, con học những kĩ năng qua sách, con biết cảm xúc là điều quan trọng, biết cách cư xử, biết lễ phép với người lớn, biết xử lý tình huống khi đi lạc,… Mỗi lần muốn truyền đạt với con điều gì mà chưa biết cách, mình sẽ tìm những quyển sách nói về chủ đề đó và đọc cho con nghe. Sách là công cụ tuyệt vời để đưa con đến với thế giới đầy sắc màu ngoài kia.

2.2 Đọc sách giúp con phát triển toàn diện

Trẻ đọc sách sớm sẽ sớm phát triển về ngôn ngữ, khả năng tập trung, tư duy phản biện, hay sự sáng tạo. Các nhà khoa học đã chứng minh: trẻ được cha mẹ đọc sách từ nhỏ có vốn từ phong phú và khả năng học tập tốt hơn ở tuổi đi học. Khả năng sử dụng từ ngữ trong đời sống hằng ngày của trẻ cũng sẽ đa dạng hơn. Bạn sẽ không ngờ được tại sao con có thể nhớ và áp dụng những câu nói trong sách vào đúng tình huống đó trong đời sống luôn, tin mình đi, bạn sẽ bất ngờ lắm đấy.

thoi-quen-doc-sach-cho-be

2.3 Đọc sách cùng con là sợi dây kết nối vô hình

Để duy trì thói quen đọc sách cho trẻ, ba mẹ nên tham gia vào việc chọn sách và đọc cùng con mỗi ngày.

Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, buổi tối chúng ta chỉ cần dành ra vài phút chất lượng để đọc sách cùng con, mình cảm thấy mọi lo toan dường như tan biết hết. Ba mẹ cùng con đọc một câu chuyện cổ tích, cùng con tập tô màu, cùng con đọc thơ, đọc truyện. Khoảng thời gian tuy ngắn nhưng thực sự là “liều thuốc” tinh thần giúp tình cảm gia đình thêm gắn bó, giúp con an tâm, giúp ba mẹ thư giãn sau một ngày vất vả bộn bề.

3. 7 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả để tạo thói quen đọc sách cho trẻ mỗi ngày

3.1. Bắt đầu càng sớm càng tốt, nhất là trong giai đoạn sơ sinh

Dù bé chưa biết nói hay chưa thể hiểu bạn nói gì, nhưng bé vẫn có thể nghe, nhìn, và cảm nhận. Ba mẹ hãy chọn những quyển sách bìa mềm, hoặc sách vải dễ cầm nắm, sách tương tác, những đầu sách có nhiều màu sắc, có hình ảnh to rõ và lặp đi lặp lại.

Khi đọc, ba mẹ nên đọc bằng giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc to tròn rõ chữ. Điều này giúp bé liên kết giọng nói của mẹ (hoặc ba) với cảm giác an toàn và vui vẻ.

Việc đọc sách cùng nhau mỗi tối không chỉ tạo ra thói quen đọc sách cho trẻ mà còn là thời gian quý giá giữa ba mẹ và con.

🌿 Ví dụ: Khi con mình 5 tháng, mình đã bắt đầu thói quen đọc sách cho trẻ bằng một quyển sách vải có hình con mèo và tiếng kêu “meo meo”. Ngay khi đọc, bé đã biết nhìn hình trong sách, nghe tiếng meo meo, tiếng sột soạt của sách vải rồi bật cười hưởng ứng theo giọng đọc của mẹ.

thoi quen doc sach cho tre6

3.2. Chọn khung giờ đọc sách cố định

Giờ đọc sách cho trẻ tuỳ theo điều kiện của ba mẹ, bạn có thể chọn bất kì lúc nào trong ngày miễn là thích hợp với lịch sinh hoạt của bé và bạn.

Đối với các em bé nhỏ thì mình sẽ ưu tiên đọc sách cho bé vào buổi sáng, sau giấc ngủ đầu tiên trong ngày. Còn với các bé lớn hơn, chẳng hạn như bé nhà mình, sau 2 tuổi mình chuyển sang đọc sách cho bé trước khi đi ngủ. Cơ thể và não bộ trẻ rất nhạy cảm với thói quen – nếu bạn duy trì một “nghi thức” mỗi ngày, dần dần con sẽ tự động mong chờ khoảnh khắc đọc sách.

Hãy để con tự chọn sách để biến thói quen đọc sách cho trẻ trở nên thú vị hơn.

thoi-quen-doc-sach-cho-tre2

Mẹo nhỏ: Không cần quá nhiều, chỉ cần 5-10 phút trước khi ngủ là đủ để bạn đọc một câu chuyện ngắn, hoặc một quyển sách tranh ngắn cho con. Quan trọng là tính đều đặn, là sự lặp đi lặp lại mỗi ngày – không phải độ dài hay thời lượng đọc mỗi lần bạn nhé.

Điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách cho trẻ một cách tự nhiên nhất.

3.3. Cho con tự chọn sách, lựa sách theo sở thích của con

Trẻ em yêu thích cảm giác được lựa chọn. Khi bạn để con tự tay lật giở sách, mang sách lại cho mẹ đọc hoặc chọn sách trên kệ, đó là cách gián tiếp khơi gợi sự chủ động. Và con sẽ thấy đọc sách là việc “của con” chứ không phải việc của mẹ, không phải việc của ai khác, con tự nguyện chọn chứ không phải “bị ép”.

Qua mỗi lần đọc, qua cuộc sống hàng ngày và những điều mang lại sự tò mò cho trẻ, ba mẹ có thể biết con hứng thú với chủ đề gì để mua sách theo sở thích của con. Điều này giúp con có hứng thú hơn với việc đọc sách mỗi ngày. Chẳng hạn Bơ nhà mình năm 1-3 tuổi chỉ đam mê ô tô, nên sách mình mua cho con tập trung vào chủ đề ô tô. Bạn cực kì thích và tối nào cũng phải mè nheo mẹ đọc 2-3 quyển mới chịu đi ngủ luôn đó.

🛍 Gợi ý: Dành riêng một kệ sách thấp cho bé, thay đổi sách hàng tháng để con cảm thấy mới mẻ hơn. Có thể dán nhãn hình con vật, màu sắc để bé dễ chọn. Ở nhà mình thì sách của Bơ được một ngăn riêng trên kệ của ba mẹ, vừa với chiều cao của con, và nằm ở vị trí thuận lợi cho con khi lựa sách.

3.4. Tạo một góc đọc sách ấm áp, gần gũi

Cái này không quá quan trọng nhưng mình nghĩ nên có không gian riêng cho việc đọc sách. Để mỗi khi nhìn vào góc đọc của gia đình, bé và cả chính chúng ta, sẽ tự nhắc mình về tầm quan trọng của việc đọc sách.

Góc đọc sách trong nhà không cần quá cầu kỳ – chỉ cần một tấm thảm, vài chiếc gối, ánh sáng êm dịu và những quyển sách mà trẻ yêu thích, vậy là đủ rồi đúng không nè. Không gian ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc – nếu góc đọc sách mang lại sự thoải mái, vui vẻ, trẻ sẽ luôn muốn quay lại và đắm chìm trong không gian ấy mãi.

thoi quen doc cho be goc doc sach
Góc đọc sách đơn giản góp phần tạo hứng thú trên hành trình rèn thói quen đọc sách cho trẻ.

Bằng cách này, thói quen đọc sách cho trẻ sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của bé.

📷 Bạn có thể chụp ảnh góc này để tạo cảm hứng cho bạn bè và người thân cùng làm.

3.5. Biến việc đọc thành cuộc phiêu lưu tương tác

Mình nghĩ tuỳ theo từng độ tuổi mà mẹ nên có những tương tác phù hợp với con.

Chẳng hạn như với em bé 5 tuổi nhà mình, khi đọc sách, bé đã biết đặt câu hỏi cho mẹ: “Mẹ ơi, sao ốc sên lại không có chân” (khi mình đọc cho con nghe quyển sách về loài Ốc Sên”. Hoặc những lúc mình đặt câu hỏi cho con như: “Theo con, tại sao chấm tròn lại bị lạc mẹ?” (khi con cùng mình đọc quyển Chấm tròn ơi, đi đâu thế?). Những câu hỏi mở giúp trẻ hình thành tư duy và đồng thời giữ sự chú ý của con lâu hơn.

Như vậy, rèn được thói quen đọc sách cho trẻ cũng sẽ giúp phát triển mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái trở nên bền chặt hơn. Đọc sách cho trẻ không chỉ giúp bé phát triển mà còn mang lại niềm vui cho cả gia đình.

👂 Thêm giọng điệu hài hước, thay đổi tông giọng cho từng nhân vật là điểm cộng lớn với trẻ 2-6 tuổi.

3.6. Làm gương – cha mẹ đọc, con cũng đọc

Bình tĩnh, ý mình là, bạn chỉ cần cầm sách (thay cho chiếc điện thoại), và đọc, để làm gương cho con. Đó có thể là tạp chí, truyện tranh, sách nấu ăn, tiểu thuyết, bất cứ thứ gì là sách giấy (chứ không phải những cuốn sách dày cộm khô khăn mà bạn vừa tưởng tượng đâu). Hãy ngồi xuống và tận hưởng vài phút yên tĩnh – con sẽ thấy: à, ba mẹ cũng thích đọc! Mình cũng phải học theo ba mẹ thôi.

Ba mẹ đọc sách cùng con

3.7. Xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ một cách nhẹ nhàng, không áp lực

Nếu hôm nay con không hợp tác, không sao cả. Cười một cái, đóng sách lại và thử lại ngày mai. Điều quan trọng là xây dựng cảm giác tích cực với việc đọc, không phải biến nó thành “trận chiến” ba mẹ nhé.

Rồi lỡ qua ngày hôm sau con vẫn tiếp tục không muốn đọc thì sao. Thì vẫn kiên nhẫn đợi con lại vào ngày tiếp theo nha. Hoặc ba mẹ nên gợi ý con cùng làm một hoạt động gì đó liên quan đến sách, để cho bé có hứng thú trở lại với sách nhé.

4. Những lưu ý khi bắt đầu tạo thói quen đọc sách cho trẻ

  • Không ép bé phải đọc lâu – ngắn nhưng đều đặn hiệu quả hơn dài mà ngắt quãng.
  • Đừng lo nếu bé chỉ thích một quyển lặp đi lặp lại – đó là cách trẻ ghi nhớ và phát triển từ vựng.
  • Luôn để sách trong tầm với của trẻ – giống như đồ chơi vậy.
  • Kể chuyện theo cách của bạn – bạn không cần đọc nguyên văn nếu bé chưa kiên nhẫn nghe hết.
  • Ghi lại hành trình đọc của con – rất thú vị khi nhìn lại sau 1 năm!

5. Gợi ý danh sách sách hay phù hợp với từng độ tuổi

5.1 Bé 0-1 tuổi

  • Sách vải (sờ, cắn, lật)
  • Sách nhựa có tiếng động
  • Hình ảnh to, màu sắc đối lập

5.2 Bé 1-3 tuổi

  • Sách tương tác: kéo, đẩy, mở cửa
  • Truyện đơn giản, lặp từ
  • Sách về hình dạng, màu sắc, đồ vật quen thuộc

5.3 Bé 3-6 tuổi

  • Truyện cổ tích, truyện ngắn có nhân vật rõ nét
  • Sách về cảm xúc: tức giận, chia sẻ, buồn
  • Sách đố vui, tìm điểm khác biệt

6. Kết luận: Một quyển sách mỗi ngày, một thế giới rộng mở trong tim con

Bạn không cần phải là người kể chuyện giỏi, không cần phải có giọng hay như phát thanh viên, càng không cần có “tủ sách 1000 quyển”. Điều duy nhất cần – là bạn, và thời gian bạn dành cho con.

“Mỗi ngày một quyển sách – không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn con, mà còn nuôi lớn mối liên kết vô hình giữa cha mẹ và đứa trẻ.”

Nếu bạn đang phân vân chưa biết bắt đầu từ đâu – hãy thử chọn một quyển sách tối nay. Đọc cùng con 5 phút thôi. Bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *